“Heo vàng” chen chúc chật kín sân Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, TPHCM) phần mềm chấm công phần mềm tính lương. Ảnh: Tuấn Vương
Không đào đâu ra lớp
“Tỷ lệ đầu vào và đầu ra quá chênh lệch, khi thành phố cần có thêm hàng chục ngàn chỗ học mới cho học sinh tiểu học thì trên thực tế mới chỉ có 613 phòng học cho năm học mới 2013-2014. Chắc chắn điều này sẽ gây nên áp lực cho các trường tiểu học trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục”, bà Trần Thị Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM nhận định. Ngành giáo dục TPHCM cho hay, trước mắt, các quận, huyện sẽ phải chủ động sử dụng một số phòng học của khối THCS trong thời gian chờ đợi các công trình xây dựng mới. Ngoài ra có thể dùng những phương án như tăng sĩ số lớp, cắt giảm bán trú, giảm lớp học 2 buổi/ngày…
Hà Nội: Được phép dồn học sinh, nhưng không quá 55 em
So với năm học trước, năm nay số trẻ vào lớp 1 của Hà Nội tăng gần 11.000 học sinh. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, để đối phó với tình trạng quá tải, Sở GD&ĐT thành phố đã phối hợp với các quận, huyện để có nhiều giải pháp như: Tăng thêm phòng học, phân tuyến tuyển sinh theo phường, trường nào có thể thì được cải tạo một số phòng chức năng nhằm xây mới thêm lớp... để tránh tình trạng phải xếp gạch chờ nộp đơn vào lớp 1 cho con như những năm trước.
Ngoài ra, để hạn chế những lộn xộn trong công tác tuyển sinh đầu cấp, nét mới trong chủ trương tuyển sinh đầu cấp năm nay của Hà Nội là “4 rõ”: Rõ về chỉ tiêu, rõ về phương thức, rõ về phân tuyến và rõ về thời gian. Như vậy, phụ huynh có thể nắm được chỉ tiêu, ngày giờ mà trường tuyển sinh ở địa bàn mình theo tuyến nào để mang đơn đến nộp đúng ngày ấy, không phải tất cả cùng đổ xô nộp đơn cùng lúc như trước. Đặc biệt, theo ông Thống, một số trường do học sinh tăng nhưng trường lớp không thể cải tạo thêm, họ sẽ dồn học sinh ở lớp trên. Chẳng hạn lớp đó trước đây chỉ 40 học sinh, giờ được phép dồn lên đến 55. Tuy nhiên, trường nào dồn học sinh quá 55 em thì phải báo cáo Sở GD&ĐT.
Hạnh Nguyên
Cô Đinh Thị Mỹ Hoa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3) than thở: “Trường chúng tôi nhỏ, chỉ 5 lớp 1, sĩ số trên dưới 50 học sinh/lớp là đã quá chật. Theo nguyên tắc, có bao nhiêu lớp 1 thì chỉ có bấy nhiêu lớp 2 cho đến lớp 5. Nhưng năm nay, theo đúng tuyến trường phải nhận thêm khoảng 60 em vào lớp 1 nữa thì chúng tôi “đào” đâu ra lớp, ra phòng học và thầy cô giáo để dạy các em. Không nhận thì áp lực phụ huynh “đè” xuống làm sao chịu nổi, còn nhận thì…”.
Cô Hoa cho biết thêm, trước tình hình này, ngay từ tháng 6 nhà trường đã báo cáo Phòng Giáo dục và Sở GD&ĐT TPHCM nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết, dù cho năm học 2013-2014 chỉ còn khoảng một tuần nữa là tựu trường.
Còn chị Mai Kim Liên, tiểu thương chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khi dẫn con gái “heo vàng” vào nhận lớp tại Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), nhìn sân trường, nhìn cơ sở vật chất cũng ôm mặt than trời: “Cái sân trường bé xíu mà chật kín học sinh. Phụ huynh thì chen nhau xếp hàng mua đồng phục, đóng tiền bán trú. Tui thấy tội cho con tôi quá mà cô giáo chủ nhiệm còn “đế” thêm, sĩ số lớp con tui đã lên gần 60 học sinh rồi. Thế thì học hành, ăn ngủ làm sao? Không lẽ tui cho con mình đi học trường dân lập hay tư thục”.
Bớt lớp bán trú?
Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết thêm, Sở sẽ chỉ đạo các trường tiểu học không chấm điểm học sinh lớp 1 trong những tuần lễ đầu năm học, thay thế vào đó là những lời nhận xét nhẹ nhàng, mang tính động viên, khuyến khích của giáo viên đối với học sinh. Ông Nguyễn Đình Thái Châu - Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, năm nay thành phố dành ưu tiên gần một nửa số phòng học mới cho bậc tiểu học, phụ huynh không lo học sinh thiếu chỗ học. Số phòng học này tập trung ở các quận, huyện vùng ven có tỉ lệ dân nhập cư đông.
Ông Trần Hữu Vĩnh - Trưởng phòng Giáo dục quận Bình Tân thông tin: “Đến thời điểm này, qua điều tra, thống kê số lượng trẻ 6 tuổi của quận đã vào khoảng 10.000 em. Trong khi đó, tổng số học sinh lớp 5 ra trường mới chỉ có khoảng 4.600 em. Tức là trước mắt, chúng tôi phải tính toán làm sao để cho hơn 5.000 học sinh còn lại có chỗ học”. Cũng theo ông Châu, hầu hết lãnh đạo phòng giáo dục các quận, huyện như quận 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 4, Bình Tân, Tân Phú, Hóc Môn… đều lo ngại tình hình sĩ số lớp 1 tăng đột biến (trên 50 học sinh/lớp), dẫn đến tình trạng thiếu phòng học, giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu…
Bà Đỗ Thị Hoa - Phó phòng Giáo dục quận Gò Vấp lo lắng: “Năm học tới, quận Gò Vấp có hơn 10.000 em vào lớp 1, số học sinh lớp 5 ra trường chỉ có hơn 6.000 em và trên địa bàn quận không có trường tiểu học mới nào cả. Qua tính toán, phân bổ… trung bình sĩ số của các lớp có thể phải lên đến 55 học sinh/lớp”.
Trước sự quá tải “heo vàng”, để giải quyết tình trạng trước mắt, Sở và phòng giáo dục các quận, huyện TPHCM đang bàn đến phương án giảm các lớp bán trú của các lớp 2 đến lớp 5 để dành phòng học cho các em… “heo vàng”. Theo đó, các cô giáo chủ nhiệm, bảo mẫu các lớp giảm tải bán trú sẽ được điều động qua giảng dạy, chăm sóc “heo vàng”. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, việc điều động này sẽ phải duy trì cho đến các lớp cấp tiểu học để đảm bảo sĩ số từng lớp học không tăng đột biến.
Chuyên gia dân số từng cảnh báo...
Ngay trong 5 tháng đầu năm năm 2007, năm được dân gian coi là năm đẹp “heo vàng“, hệ thống báo cáo của ngành dân số (khi đó là Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) đã cho biết 42 tỉnh, thành phố có số trẻ mới sinh tăng so với cùng kỳ, lên đến gần 440.000 bé, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2006. Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia về dân số đã lo ngại và đưa ra những cảnh báo về sự quá tải của các bệnh viện khi số các sản phụ tăng lên, số trẻ đến khám chữa bệnh và sự quá tải của trường học khi trẻ vào lớp 1.
Thời điểm đó, người dân cũng đã nhìn thấy rõ áp lực quá tải của bệnh viện và trường học của lứa “rồng vàng“ năm 2000 và ngay sau đó năm 2003 được coi là “dê vàng“. Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân), điều này sẽ tạo áp lực dân số đến môi trường, tài nguyên, y tế, giáo dục, an sinh xã hội... khi Việt Nam có mật độ dân số cao, đất đai tài nguyên không sinh sôi thêm. Những năm tiếp theo, với hệ quả của việc chạy đua sinh con năm “trâu vàng“ 2009, “rồng vàng” 2012, có lẽ cuộc đua vào lớp 1 của trẻ em và cơ hội tìm kiếm việc làm 15 - 20 năm sau sẽ còn nhiều điều đáng nói.
Quốc Định - Việt Hà
Liên hệ quảng cáo
Yahoo: langtukhongtingdau_900
Comments[ 0 ]